Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Google Adwords - Có 1 chiến thuật gọi là "bỏ qua"

- 0 nhận xét
Đầu tiên, tôi phải nói rằng bài viết này thể hiện quan điểm cá nhân. Nó chưa chắc đúng, hoặc sai lè lè. Nói riêng là bài viết này không thể tin được.


1- Bỏ qua từ khóa chính
Như 1 thói quen, đa phần các chiến dịch tôi được tự do tung hoành đánh từ khóa theo ý thích sự lựa chọn đầu tiên của tôi đều là bỏ qua từ khóa chính. Cho tới bây h chính bản thân tôi cũng không hiểu nổi tại sao tôi lại có ác cảm với nó đến thế. Có lẽ vì nó tốn tiền, có lẽ vì cạnh tranh cao, làm quá mệt, có lẽ vì.... rồi, ok tôi thừa nhận năng lực kém nên k ai cho làm dự án to, toàn ăn chiến dịch lẻ ngân sách ít nên phải tối ưu hóa hiệu quả, được chưa? =’=
Từ khóa chính nó là con quỷ hút máu, nó là cơn ác mộng khiến tôi có khi đang ngủ cũng phải giật mình tỉnh giấc khi tiêu tốn 1/4 – 1/2 ngân sách chiến dịch. Và tất nhiên, nó là miếng mồi quá ngon cho nạn đói click tặc. Quá nguy hiểm khi rất nhiều người sử dụng phương pháp tiêu diệt ngân sách của đối thủ để cạnh tranh top
Với số tiền phải chi ra để đấu giá cho từ khóa chính tôi có thể dùng để đầu tư cho cả chục từ khóa ngách hoặc nhiều hơn nữa với giá rẻ hơn, ít click tặc hơn, cạnh tranh ít hơn, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn

2- Bỏ qua vị trí quá cao
Tôi không bao h muốn quảng cáo của mình ở vị trí quá cao ( đối với tôi hiện tại vị trí 3 là tuyệt vời nhất ). Tại sao không phải là 1,2,4?
Tư duy theo click tặc đi: nếu tôi muốn tiêu diệt đối thủ số 1 là quá tuyệt vời, vị trí không thể tốt hơn, khi có thêm nhiều hơn các anh hùng khác cùng tư tưởng lớn chung tay góp sức tiêu diệt. À, không thì vị trí 4 cũng k tệ đâu, nó đang ngấp nghé xuống cuối rồi, đạp cho nó phát đi. Còn hạng 2, à tôi chưa bao h cho rằng vị trí càng cao càng đem lại hiệu quả, càng thu hút người dùng. Mẫu quảng cáo nhắm đúng mục đích tìm kiếm mới là thứ nước hoa quyến rũ khơi gợi bản năng của ng dùng. Bạn biết đấy, vị trí cao, mẫu quảng cáo hấp dẫn mà hình ảnh, nội dung, tốc độ tải trang web, bố cục, font chữ, các thông tin chính quan trọng như cứt thì cũng chờ đấy mà ng ta mua hàng nhé
Theo thống kê của google phần lớn người dùng trước khi quyết định mua hàng thường tham khảo 1 vài trang web có bán sp tương tự trước khi rút ví trả tiền. Cơ hội là ngang nhau thôi. Vậy tại sao tôi có thể phải trả nhiều tiền hơn khi cơ hội là ngang nhau

3- Bỏ qua vị trí trên máy tính hoặc hiển thị trên di động
Bỏ qua vị trí trên máy tính :Đối với 1 số sản phẩm khi xác định đối tượng khách hàng, đánh giá rằng người mua trên máy tính k đem lại giá trị cao bằng di động. Thực tế bạn không thể không đặt giá thầu hiển thị trên máy tính, tuy nhiên bạn có thể đấu giá thật thấp từ khóa hiển thị trên máy tính, sau đó tăng giá thầu trên di động max là 300%.
Bỏ qua hiển thị trên di động: đối với 1 số web tải chậm trên di động, website gây khó khăn trong việc xem xét sản phẩm của khách hàng ( vd: chưa tối ưu trang web trên di động là 1 trong những nguyên nhân ). Hoặc trang đích của bạn là blogspot, abc.wordpress.com. 1 số máy khi dùng 3g sẽ bị chặn không load được trang đích.

4- Bỏ qua từ khóa có lượng tìm kiếm cao
Nghe có vẻ nghịch lý. Nhưng thực tế tôi tin rằng rất nhiều người làm như tôi

a- Từ khóa truy vấn tìm kiếm cao nhưng không cụ thể. 
Ở đây tôi xin lấy ví dụ ngành mỹ phẩm. Có 2 từ khóa
[mỹ phẩm hàn quốc] = 3k
tìm kiếm/ ngày 152 click

[mỹ phẩm the face shop] =900
tìm kiếm/ ngày 56 click
(dựa trên công cụ lập kế hoạch từ khóa)

Mỹ phẩm hàn quốc: 
(1) khách hàng chưa xác định rõ mình sẽ mua cái j, của hãng nào, tham khảo thôi.
(2) khách hàng đang tìm kiếm đơn vị bán mỹ phẩm hàn quốc, xem đơn vị nào tin tưởng nhất.
(3) khách hàng đang phân vân giữa mỹ phầm hàn quốc và 1 hoặc 1 vài mỹ phẩm của nước khác.
(4) họ chưa biết mình sẽ chọn hàng xách tay hay nhập khẩu
(5) có thể chưa hiểu về sản phẩm
(6) khi xem xét các sp trong web sẽ đăn đo xem nên lựa chọn hãng nào
(7) tìm hiểu thêm thông tin các hãng để so sánh trước khi quyết định

Mỹ phẩm the face shop: 
(1) xác định rõ thương hiệu nổi tiếng đã dùng hoặc có nghe nói đến
(2) có thể biết trước giá nếu đã dùng hoặc chưa
(3) chọn dòng sản phẩm có thể xác định trước hoặc chưa
(4) xem độ uy tín của shop

b- Từ khóa có truy vấn tìm kiếm cao, nhưng nhu cầu thực sự cao bao nhiêu?
Ở đây tôi có 3 tk với giá 12k/ click ( theo công cụ lập kế hoạch)

- Thiết kế nội thất: 261 click/ 3636 hiển thị, vị trí TB: 2,3
- Thiết kế nội thất phòng khách: 60 click/ 292 hiển thị, vị tri TB: 1,18
- Thiết kế nội thất nhà ống: 8 click/ 70 hiển thị, vị trí: 1,14

- Tk số 3: khách đang có cái nhà ống cần thiết kế ( mục đích xác định )
- Tk số 2: cần thiết kế phòng khách ( xác định )
- Tk số 1: k xác định
(1) họ đang tìm công ty thiết kế nhà
(2) họ đang cần tìm kiếm mẫu thiết kế đẹp
(3) họ đang nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
(4) họ đang không biết vấn đề chính xác mình cần tìm kiếm
(5) họ là những người làm seo đang kiểm tra từ khóa
(6) họ là những người đang chạy qc google adwords và muốn kiểm tra thứ hạng quảng cáo của mình (7) trong số ngần kia lượt tìm kiếm, bao nhiêu người có nhu câu thực sự? Bao nhiêu % là nhân viên seo, adwords? Bao nhiêu lượt là kiểm tra thứ hạng từ khóa? Bao nhiêu lượt điều tra đối thủ. Và bạn sẽ phải trả bao nhiêu tiền cho các click không mong muốn

Vâng, tôi ghét từ khóa chính

5- Bỏ qua HN và HCM
Cách này tôi rất ít khi dùng, tuy nhiên nó là 1 phương án luốn thường trực trong đầu tôi
Thông thường, tôi hay tách chiến dịch HN và HCM riêng, chiến dịch tỉnh riêng. Vì tôi cho rằng click tặc chủ yếu đến từ 2 nơi này. Giá thầu 2 nơi này cao hơn hẳn các tỉnh khác, bạn biết đấy có rất nhiều người chỉ nhắm từ khóa tại nơi mình đang đặt cửa hàng. Hoặc chỉ đặt khu vực miền nam, hoặc chỉ đặt miền bắc. Tức là, các tỉnh khác tỷ lệ cạnh tranh sẽ thấp hơn. Vậy thì nếu sp bán toàn quốc tôi có nên đặt giá thầu ở tỉnh thấp hơn để tiết kiệm chút tiền còi không? Hoặc tôi thấy với ngần đấy tiền chạy tỉnh ngon hơn chạy tp lớn vậy tắt cmn đi có phải là càng tiết kiệm không?

Xin nhấn mạnh 1 lần nữa rằng, bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, có thể đúng hoặc sai, nếu không cùng quan điểm xin vui lòng đóng góp, k chửi bới chỉ trích nặng nề. Người viết bài rất yếu đuối và dễ tổn thương, mong manh dễ vỡ. ^^

----------------------
Tác giả: Kien Lai
Nguồn: https://www.facebook.com/groups/congdongisocial/permalink/623829977772778/
[Continue reading...]

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Điểm chất lượng trên mạng hiển thị? Có hay Không?

- 0 nhận xét
Câu trả lời là có, tuy nhiên điểm chất lượng trên mạng hiển thị là thông số được Google giấu kín, chúng ta không thể nhìn thấy nó giống như Điểm chất lượng trên mạng tìm kiếm.

Có cách nào làm tăng điểm chất lượng trên mạng hiển thị?
Vì Google còn không cho chúng ta biết điểm chất lượng mạng hiển thị của chúng ta là bao nhiêu nên việc điểm chất lượng tăng hay tụt là điều chúng ta khó kiểm soát.

Qua 1 số tài liệu, mình cũng đã nắm được các yếu tố mà Google sử dụng để tính điểm chất lượng trên mạng hiển thị, vậy để tăng điểm chất lượng trên mạng hiển thị thì cần “tăng” tất cả các yếu tố tác động tới điểm chất lượng GDN.


Các yếu tố liên quan tới điểm chất lượng mạng hiển thị

1. Hiệu suất trước đây (CTR) của các quảng cáo trên trang Web cụ thể.
Trong quá khứ, các nhà quảng cáo khác có quảng cáo được hiển thị trên các trang web A nào đó, Google sẽ lưu lại hiệu suất của các nhà quảng cáo đó, và hiệu suất này ảnh hưởng tới các nhà quảng cáo khác khi họ quảng cáo trên cùng trang Web A.

2. Sự liên quan giữa quảng cáo, từ khóa trong nhóm quảng cáo với trang Web
Sự liên quan ở đây là quan trọng với cả điểm chất lượng mạng tìm kiếm, Google sẽ đánh giá cao các quảng cáo có nội dung liên quan tới nội dung của trang Web – nơi mà quảng cáo hiển thị.

 3. Chất lượng trang đích
Các yếu tố đánh giá tới chất lượng trang đích là: Tốc độ tải trang, nội dung không sao chép, rập khuôn, điều hướng dễ dàng… (Các bước tối ưu trang đích cho quảng cáo)

Ngoài ra, điểm chất lượng mạng hiển thị còn thay đổi tùy theo giá thầu sử dụng và cách nhắm mục tiêu
Ví dụ: Nếu bạn sử dụng cách nhắm mục tiêu theo vị trí trang Web cụ thể thì điểm chất lượng mạng hiển thị phụ thuộc vào giá thầu được sử dụng:
+) Nếu chiến dịch sử dụng CPM, điểm chất lượng dựa vào chất lượng trang đích.
+) Nếu chiến dịch sử dụng CPC, điểm chất lượng dựa vào lịch sử CTR của quảng cáo này, và các quảng cáo tương tự trên trang Web đó.

P/s: Yếu tố luôn quan trọng chính là sự liên quan, điểm chất lượng cao hay thấp không quan trọng bằng việc bạn đưa quảng cáo phù hợp, tới đúng các đối tượng cần sản phẩm, dịch vụ của bạn. ĐỪNG SPAM!

Tác giả: Trung Harry
Nguồn: http://trungharry.com/2013/10/diem-chat-luong-tren-mang-hien-thi-google/

[Continue reading...]

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Cải thiện chất lượng từ khóa Google Adwords

- 1 nhận xét
1. Sử dụng bộ lọc 
- Lọc theo điểm chất lượng: Lọc những từ khóa có điểm chất lượng dưới 4 sau đó chúng ta sẽ cải thiện những từ khóa đó bằng cách:
+) Thay đổi mẫu quảng cáo, trang đích nhằm liên quan đến từ khóa hơn sẽ giúp Điểm chất lượng được cải thiện.
+) Viết mẫu quảng cáo liên quan đến từ khóa, chọn trang đích liên quan đến từ khóa.
- Lọc theo CTR ( tỷ lệ nhấp ): Lọc những từ khóa có nhiều hiển thị nhưng nhấp chuột thấp ví dụ CTR dưới 1% sau đó cải thiện bằng cách viết quảng cáo liên quan đến từ khóa hơn.loại trừ đi các biến thể không liên quan của từ khóa đi
- Lọc theo vị trí Trung bình: Lọc những từ khóa có vị trí trung bình tệ hơn 4 để cải thiện từ khóa đó bằng cách tằng thầu lên, cải thiển điểm chất lượng cho từ khóa liên quan hơn
 Để sử dụng bộ lọc các bạn lựa chọn : Tất cả thời gian –> Tab từ khóa ( chọn Tất cả từ khóa ) –> Bộ lọc và lựa chọn theo các thông số mà các bạn cần lọc ( ở đây mình hay lọc theo CTR, Điểm Chất lượng, Vị trí )



2. Cải thiện mức độ liên quan của từ khóa

Đảm bảo từ khóa của bạn liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp sẽ giúp Điểm chất lượng tốt hơn, CTR cao hơn chính vì vậy chúng ta cần chú ý những điểm sau :

- Thay thế những từ khóa gồm 1 từ bằng những cụm từ khóa ( gồm 2 – 3 từ khóa có xu hướng hoạt động tốt nhất ) mà khách hàng tiềm năng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Làm cho các từ khóa chung chung trở nên cụ thể hơn

VD :


- Đảm bảo các từ khóa có liên quan đến quảng cáo trong Nhóm quảng cáo của bạn.
Ví dụ Nhóm quảng cáo Diễn đàn AdWords và có các mẫu quảng cáo nói về Diễn đàn AdWords thì từ khóa nên dùng là : “diễn đàn AdWords”, diễn đàn AdWords tiếng việt, diễn đàn AdWords việt nam…

- Nhóm từ khóa dựa theo chủ đề sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp nhằm cho các Nhóm từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ hơn. Thường mình làm theo cách Nhóm từ khóa theo các danh mục Category của website, Danh mục sản phẩm/ dịch vụ nào thì nhóm từ khóa dự theo danh mục đó

3. Thay đổi loại đối sánh, loại bỏ từ khóa trùng lặp

- Sử dụng Phân đoạn dữ liệu hiệu suất từ khóa theo loại đối sánh tìm kiếm sẽ giúp bạn thấy loại đối sánh nào đang hoạt động hiệu quả cho những từ khóa và tìm kiếm nào để bạn có thể chỉnh lại loại đối sánh tập trung tốt hơn vào khách hàng

VD : Bạn sử dụng từ khóa quảng cáo google rộng và áp dụng Phân đoạn sẽ thấy có dạng : Cụm từ, mở rộng, chính xác và bạn thấy rằng đối sánh chính xác có CTR cao hơn thì bạn có thể sửa từ khóa quảng cáo google từ rộng thành chính xác

Để sử dụng phân đoạn các bạn chọn Tất cả thời gian –> tab Từ khóa ( tích vào 1 từ hoặc nhiều từ cần xem cải thiện ) –> Phân đoạn –> Loại đối sánh cụm từ tìm kiếm


- Sử dụng báo cáo cụm từ tìm kiếm để xem những từ khóa đã kích hoạt quảng cáo để loại trừ đi những từ khóa không liên quan đó là biến thể của từ khóa ở dạng đối sánh rộng, cụm từ, sửa rộng. Để sử dụng báo cáo bác bạn lựa chọn Tất cả các ngày –> Tab từ khóa ( tích 1 từ khóa hoặc các từ khóa cần xem ) –> Chi tiết ( Cụm từ tìm kiếm)

Sau khi có báo cáo từ khóa kích hoạt quảng cáo thấy những từ khóa nào không liên quan các bạn có thể phủ định đi

- Loại bỏ từ khóa trùng lặp : Tránh từ khóa trùng lặp nhau trong cùng 1 tài khoản vì sẽ chỉ kích hoạt 1 quảng cáo. Đây là phần thường gặp ở nhiều nhà quảng cáo như việc có 2 website tách thành 2 chiến dịch nhưng ở cùng 1 tài khoản sẽ không được và chỉ kích hoạt 1 từ khóa và cần tạm dừng 1 từ khóa kia

+ Từ khóa chồng chéo nhau kích hoạt ở các dạng đối sánh khác nhau . VD : sử dụng 2 từ khóa : dao tao, dao tao adwords ở dạng cụm từ thì sẽ xảy ra hiện tượng từ khóa dao tao adwords sẽ có CTR tốt hơn chính vì vậy nên tạm dừng từ dao tao và để từ dao tao adwords

- Sử dụng tab Cơ hội để thêm vào những từ khóa tiềm năng

Tác giả: Bùi Tuệ
Nguồn: http://buitue.com/cai-thien-chat-luong-tu-khoa-google-adwords
[Continue reading...]

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

[Click tặc] Click ảo từ Google Adwords (Bài 3)

- 0 nhận xét
Phần cuối ...

Nói là phần cuối vì cũng có vài lần mình nói về click "ảo":

- 1 event về vấn đề này, tài liệu tham khảo tại đây:
> http://goo.gl/L4ksql
- 2 bài viết về nạn click "ảo":
+ Tuyệt chiêu của kẻ khổng lồ, bát phở còn nguyên
> http://goo.gl/XV5X16
+ Giữ lại bát phở, cho mày cái quẩy
> http://goo.gl/V0jw2D
- Hướng dẫn dùng remarketing search để tránh thiệt hại từ việc đối thủ "suốt ngày" click
> http://goo.gl/wVcC5W

Dành cho ai lười đọc các link trên:

*** Theo Google, có những click "không hợp lệ" không mang lại giá trị cho khách hàng, họ sẽ lọc ra ngay không tính tiền hoặc lọc sau đó và trả lại vào tài khoản Google AdWords.

*** Theo nhà quảng cáo: click "ảo" là:

- Click từ đối thủ
- Click từ phần mềm
- Click từ "thằng chơi xấu"

*** Theo SEONgon, click "ảo" là : ... xem đoạn cuối

Bây giờ nói trên quan điểm của SEONgon: Thì click "không hợp lệ" hay click "ảo" ... không cần quan tâm. Vì như thế này:

1. Click từ đối thủ:
Với đa số các ngành nghề, có CPC chỉ vài trăm đến vài nghìn, đối thủ của bạn không rảnh tới mức ngồi móc ví bạn vài nghìn đâu. Còn cố móc ví bạn thật nhiều click mỗi ngày thì họ phải ngồi nhiều máy tính, 1 máy mà click nhiều Google sẽ phát hiện ra, không chỉ dựa vào IP mà còn dựa vào hành vi của các click đó so với các hành vi phổ biến của khách hàng (lướt chuột, tỉ lệ thoát, tương tác với page).

Nếu bạn vẫn chưa "xuôi" với cách giải thích đó, vậy mình hỏi ngược lại "Bạn lo rằng đối thủ click bạn, vậy 1 ngày bạn click gây thiệt hại cho đối thủ bao nhiêu click?". Câu trả lời là "Ơ, Ơ, Ơ ...". Bạn có rảnh mà ngồi click đối thủ đâu, họ cũng vậy.

Giả sử bạn rảnh đi, nếu khi bạn click, bạn biết đối thủ đang nhăn mặt vì thiệt hại, bạn sẽ mừng lắm và click tiếp. Nhưng trên thực tế bạn sẽ sớm nản vì cảm thấy đang "chửi 1 mình" vậy.


Suy cho cùng là chả ai hơi đâu ngồi click đâu.

- Tuy nhiên có 1 số ngành CPC lên tới vài chục nghìn, có 10 đối thủ cùng cạnh tranh, mỗi đối thủ click của nhau 1 cái 1 ngày là cũng mệt rồi. Khi đó thì bạn cần áp dụng kỹ thuật và chiến thuật để tránh phần nào thiệt hại: Dùng Re-marketing search để khách click 1 lần rồi thì lần sau hạ top với các HOTKEY (key ngắn, thương hiệu), chủ động hạ top các key mà khả năng người trong ngành hay search, các ACTIONKEY (key dài) thường đối thủ sẽ không search rồi tiện tay click quảng cáo của nhau.
- Cũng có trường hợp sếp dặn 50 nhân viên mỗi người ở nhà click 1 cái/ngày trước khi đánh răng buổi sáng. Nhưng nói thật ai cũng nghĩ 49 người kia click rồi, mình khỏi làm, đánh răng trước đã. Hơn nữa ông sếp đó sẽ không có được sự tôn trọng từ 50 nhân viên.
- Nếu bạn muốn xem IP của "thằng chơi xấu" thì xem hướng dẫn ở các link bên trên. Nhưng mà không cần xem đâu!

2. Click từ phần mềm:

Chúng ta rất hay lo lắng về việc đối thủ dùng tools để click tặc. Có đôi điều nói với các bạn thế này:
Google là công ty toàn cầu, kẻ thủ của họ ở cấp độ quốc tế, và họ sẽ die chứ không phải các bạn die nếu họ không xử lý được vấn đề này. Tin mình đi, họ xử lý được.

- Những người click tặc giỏi nhất thì Google họ mời về chống click tặc luôn rồi.
- Google luôn có 200 chuyên gia cấp tiến sỹ ngồi làm việc nghĩ ra thuật toán để lọc.

Các bạn xem 2 ảnh sau, khách hàng vừa mới báo không lâu, 1 ảnh chụp Analytics, số phiên truy cập (khách vào web) tăng đột biến trong ngày (2604 phiên) 21/11 so với ngày 20/11 (3 phiên), không rõ từ đâu ra vì AdWords không tăng ngân sách.


Vào tài khoản kiểm tra thì thấy Google đã lọc ra hơn 2655 click không hợp lệ do tools gây ra mà không tính thêm tiền ngay từ đầu. (Lưu ý phiên trong Analytics và Click trong AdWords không phải là 1)


Cá nhân mình cho rằng tools không vượt mặt được Google. Tuy nhiên thấy tools mình vẫn tránh vì nếu tools mới, trong vài ngày đầu khả năng hệ thống vẫn chưa lọc kịp dẫn tới trả lại tiền chậm và quảng cáo của chúng ta bị dừng do hết ngân sách.

3. Click từ "thằng chơi xấu":

Câu hỏi mình thường nhận được là "dạo này quảng cáo click mà không có khách, chắc tôi bị click ảo rồi, lại đối thủ click rồi".
Câu hỏi này giống như "người mình dạo này hơi ngứa, chắc do thằng ngồi cùng bàn không tắm"

Xu hướng của chúng ta là lo lắng và đổ lỗi cho các yếu tố khách quan. Khi có ai hỏi mình câu đó, việc đầu tiên mình làm là xem lại tài khoản quảng cáo của họ. Xem những gì?

- Xem dùng các Keywords đã ok chưa. Key mang tính chất khách hàng đang chỉ đi tìm hiểu hay key mà khách hàng đang muốn mua dịch vụ?
- Các Key nào đang tiêu nhiều tiền trong thời gian gần đây, liệu có phải đa phần Key tiêu tiền lại là Key vô nghĩa không.
- Liệu mua từ khoá đối sánh cụm từ, thực tế người dùng search gì để click vào quảng cáo. Chúng ta quảng cáo bán "laptop vaio", có khi show báo cáo chi tiết tìm kiếm lại toàn thấy người dùng tìm các cụm từ như "sửa laptop vaio", "mua trả góp laptop vaio"
- Đã chăm chỉ phủ định từ khoá để tránh lãng phí chưa?
- Liệu website có langding page hỗ trợ tốt cho bán hàng chưa
- Liệu đối thủ có chính sách gì mới khiến khách hàng mua bên đó ???
Tức là sao, vấn đề khi làm AdWords rất phức tạp (Ai còn đang nghĩ AdWords dễ thì qua đây đọc hết 60000 trang tài liệu rồi quay lại nói chuyện tiếp nhé 
- https://support.google.com/adwords/?hl=vi

Khi xem xét các vấn đề hiệu quả, hãy tập thói quen soi gương trước, đừng đổ tại cho hoàn cảnh, khách quan, kẻ xấu hãm hại. Vấn đề này không chỉ là quan điểm gói gọn trong Google AdWords.

*** CLICK ẢO THEO SEONgon LÀ ***

- Click do đối thủ, tools và vô vàn "thế lực thù địch" khác gây ra, việc này các bạn không cần lo lắng, đây là trách nhiệm của Google. Nếu bạn có nghi vấn, hãy báo với Google qua link sau, họ sẽ điều tra và trả lại bạn tiền
>>> http://goo.gl/ZPMxtp

- Click do khách hàng chưa có nhu cầu mua, chỉ là họ đang đi tìm hiểu, tham khảo. Cần phân loại được đối tượng này và hạ top quảng cáo, dùng remarketing đuổi theo để thuyết phục họ mua hàng (nói ngắn gọn thì như vậy, phức tạp thì dài lắm)

- Click do "chúng ta tự nghĩ". Kỳ thực thế này, có một thống kê cho rằng 30% click quảng cáo trên phạm vi thế giới là bị đếm bậy. Ở các nước tiên tiến, các công ty quảng cáo đều bị kiểm toán độc lập để kiểm soát bộ đếm click, nhưng chắc chắn không có chuyện 100% các công ty bán quảng cáo tuân thủ.

Vậy tại sao thế giới vẫn thoả hiệp và dùng quảng cáo? Hãy nhìn ở góc độ khác, nếu mình nói giá click là 1.000 đồng, bạn nghĩ tới điều gì? Nếu bạn quy ra 10 click là 1 chai sting thì không chính xác. 1.000 đồng/click cũng chỉ là một cách quy đổi giá trị.

Ở đây Đồng và Click là 2 loại hàng hoá đặc biệt được đem ra quy đổi, nhưng không thể quy đổi 10 click thành 1 chai sting. Vì sao?

Việc bắc cầu như vậy không đúng vì hệ quy chiếu là khác nhau. 1.000 đ/click nếu bỗng dưng bị tăng giá thành 10.000 đ/click bạn có thấy đắt không? Nếu bạn trả lời ngay là ĐẮT thì bạn nhầm rồi, nếu tăng giá click mà bạn vẫn có lãi khi bán hàng, thậm chí lãi gấp 15 lần thì 10.000 đ sẽ là rẻ. Ngược lại 1.000 đ dù có hạ thành 200đ/click thì nó vẫn là đắt nếu bạn chả bán được chút hàng nào, sẽ là lỗ nặng.

Giá trị của 1.000đ khi quy đổi ra click bản thân nó không còn là 1/10 chai sting mà chúng ta biết. Vậy thế giới chấp nhận x% click ảo vì đơn giản họ vẫn có lợi nhuận kinh doanh. Với những ai kỹ tính họ sẽ tìm các công ty uy tín để mua quảng cáo. Google, Facebook tất nhiên là những công ty lớn nhất, uy tín nhất cũng như chịu sự kiểm soát gắt gao nhất.

Dông dài bắt đầu khó hiểu đúng không.

Tóm tắt này:

- Click "ảo" - Click "không hợp lệ" hãy để Google xử lý
- Nếu bạn nghi ngờ họ chưa xử lý được hết thì hãy báo cho Google
- Hãy xem kỹ cách làm quảng cáo của mình để tăng lợi nhuận, chi phí quảng cáo sẽ chả là gì nếu lợi nhuận luôn tốt
- Nếu vẫn không hài lòng, bạn có thể huỷ tài khoản Google AdWords và ngừng chơi với họ

Lần cuối viết về Click "ảo" - Mai Xuân Đạt SEONgon

Hồ Chí Minh, 26/11/2014 - Khách sạn A25, phòng 104.

------------------------------------------
Tác giả: Mai Xuân Đạt Seongon
Nguồn: https://goo.gl/MYla64
[Continue reading...]

[Click tặc] Giữ lại bát phở, cho mày cái quẩy (Bài 2)

- 0 nhận xét
Xin chào

Thật có lỗi khi để các bạn chờ đợi quá lâu, SEONgon còn phải test cho chuẩn đã.

Mỗi ngày trôi qua là vài bát phở lại ra đi, khổ cái là chả đi đâu cả, đối thủ hất của bạn đi và đôi khi bạn hất lại bát của đối thủ. Cuộc chiến qua, rồi cuộc chiến lại, Google … húp hết

Tóm tắt nội dung:

Tình trạng đối thủ click lẫn nhau khi làm AdWords là khá phổ biến ở Việt Nam (10% số click là không hợp lệ – ảo, theo thống kê trung bình các ngành nghề).

Thật tệ nếu lĩnh vực của bạn có CPC đắt (10-25k/click). Mỗi click đối thủ “cướp” của bạn là bạn có nguy cơ mất 1 bát phở 2 quả trứng. Còn tệ hơn nếu đối thủ có đông … nhân viên. Việc đầu tiên nhân viên của họ được dặn trước khi đánh răng buổi sáng là .. click, only 1 click mà thôi, thì bạn đã đi ngay 1 quán phở và 1 rổ trứng.


Thật may Google vừa cập nhật một chức năng mới, mà có lẽ khi ra chức năng này, Google không hề nghĩ nó lại có cách sử dụng kỳ lạ với mục đích lạ kỳ đến như vây: TRÁNH CLICK TỪ ĐỐI THỦ – GIỮ LẠI BÁT PHỞ.

Chức năng mới này là RE-MARKETING cho GOOGLE SEARCH (từ giờ gọi là Re.Search _ nhớ là có dấu chấm không lại nhầm với Research)

– Remarketing thì các bạn chắc là biết rồi. Ngắn gọn thì là setup quảng cáo nhắm tới khách hàng đã từng truy cập website của bạn.

– Remarketing đã có trên mạng Display của Google AdWords từ lâu, nhưng trên Search thì giờ mới có.

– Mục đích của Re.Search là Google muốn chúng ta có thể tiếp cận với khách hàng từng vào website của bạn khi họ tìm kiếm trên Google. Khi đó có thể setup mẫu quảng cáo khác đi, bid giá khác đi (nhằm chiếm top hiển thị để lấy ngay khách hàng đó).

Giữ bát phở thế nào?

Không bàn đến cách dùng chính thống, ở post này chúng ta nói về cách sử dụng chức năng Re.Search để tránh, giảm thiệt hại từ click cố ý của đối thủ bằng cách … làm ngược lại những gì Google mong muốn. Bạn chỉ cần setup quảng cáo Re.Search với bid thật thấp để khi đối thủ search lần 2 3 4 5 … chúng ta sẽ hiển thị ở dưới thấp với CPC rẻ bèo. Khi đó hoặc đối thủ sẽ không click chúng ta, hoặc click sẽ chẳng đáng là bao, chỉ là cái Quẩy, so với Bát Phở.


Tất nhiên sẽ có người thắc mắc là làm thế thì ảnh hưởng đến khách hàng thực sự , những người quan tâm sản phẩm dịch vụ mà chúng ta cung cấp đang tiếp tục tìm kiếm. Đúng là như vậy …!

Dùng Re.Search suy cho cùng chỉ là 1 trong vài phương cách chống click tặc, bất đắc dĩ mới dùng, có giá trị ứng dụng với các ngành CPC cao (10-30k/click), hay bị đối thủ chơi xấu, thiệt hại quá nhiều.

Cách cài đặt:

Các bạn có mấy lựa chọn như thế này ;))
Nhanh:
- https://www.facebook.com/events/430829110357541/?context=create
Chậm (chăm đọc thì nhanh)
- https://support.google.com/adwords/answer/2453998?hl=vi

Các bạn đã hiểu tại sao mình lại cặm cụi viết bài 2h đêm trong khi các bạn đang ngủ không ạ, để lôi kéo các bạn đến Mini Event tháng 7 SEONgon đấy ạ. (Thực ra là tự dưng nghĩ ra chiêu này chứ không phải cố ý nhé, nói toẹt ra cho đỡ bị gạch đá, hồi sau các bạn sẽ có bất ngờ, chắc chắn luôn)

Hẹn gặp lại!

Mai Xuân Đạt SEONgon
---------------------------------------------------
Tác giả: Mai Xuân Đạt - Seongon
Nguồn: https://maixuandat.wordpress.com/2013/07/20/click-tac-adwords-ha-giu-lai-bat-pho-cho-may-cai-quay/
[Continue reading...]

[Click tặc] Tuyệt chiêu của Kẻ khổng lồ - Bát phở còn nguyên (Bài 1)

- 0 nhận xét
Trong lúc người người, nhà nhà đi tìm hiểu về Click ảo (Click không hợp lệ): Nó là gì? Nó được Google lọc ra sao? Có thể tin tưởng được không?

Những nhà quảng cáo AdWords được coi là những nhà đầu tư: bỏ ra chi phí để thu về lợi nhuận, chỉ cần có lợi nhuận là quá trình đầu tư đã thành công. Nhưng khổ nỗi, đôi khi chi phí phải bỏ ra lại cao hơn lợi nhuận thu lại được, một trong hàng tá các nguyên nhân chính là việc quảng cáo AdWords của chúng ta phải chịu những Click không hợp lệ.


Click không hợp lệ là gì? Nguyên nhân của hiện tượng này?

Các Click bị coi là không hợp lệ:

- Các nhấp chuột tình cờ không có giá trị, chẳng hạn như nhấp chuột thứ hai của nhấp chuột đôi
- Các nhấp chuột thủ công nhằm mục đích tăng chi phí quảng cáo của ai đó
- Các nhấp chuột thủ công nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho chủ sử hữu trang web lưu trữ quảng cáo của bạn
- Các nhấp chuột và hiển thị bằng công cụ tự động, “rô bốt” hoặc phần mềm đánh lừa khác
- Các hiển thị nhằm mục đích giảm giả tạo tỷ lệ nhấp (CTR) của nhà quảng cáo

Nguyên nhân của hiện tượng này:

Chắc hẳn mọi người đã từng nghe đến Hội những người nghiện Like trên Facebook, không biết giờ này hội đó có còn tồn tại hay đã đóng cửa. Quay sang AdWords, tập trung những người thích Click vào quảng cáo của người khác vô tội vạ cũng có thể tập hợp đủ thành 1 Hội gì đó, SEONgon xin phép không bàn về việc đặt tên Hội ở đây.

Nguyên nhân lớn nhất gây ra hiện tượng này chính là con người.
- Họ là những người không thích nhìn đối thủ của mình mạnh hơn mình.
- Họ có thể là nam, là nữ, nhân viên có, sếp có, thanh niên có, chưa vợ có, có vợ rồi cũng có, họ có chung 1 sở thích là Click – cứ thấy quảng cáo của đối thủ, hoặc đơn giản chỉ là người mà họ không thích là họ Click, Click cho tới khi mỏi tay, cho tới khi họ cảm thấy…mệt.

“Người bị hại” phải chịu những hậu quả gì ?

Người bị hại ở đây chính là những người bị thành viên của “Hội gì đó” ghét. Dưới đây là những gì mà người bị hại có thể nhận được từ “Click tặc”.
- CTR quá cao: Nhà quảng cáo nào cũng muốn chỉ số CTR của mình cao, CTR cao chứng minh rằng người đó cấu trúc chiến dịch tốt, mẫu quảng cáo tốt, nhắm mục tiêu tốt… SEONgon cho rằng CTR 10-15% cho Mạng Search là con số “an toàn”. Nhưng đối với những người bị “Click tặc” tấn công, CTR có thể lên tới 150%-300%, một con số không tưởng.
- Ngân sách ngày hết sớm: Trong trường hợp CTR quá cao => ngân sách ngày nhanh hết. Hệ thống sẽ tự lọc và loại đi những Click không hợp lệ, đồng thời sẽ trả lại phần ngân sách mà nhà quảng cáo bị thu oan ( vài nghìn :) ).
– Giả sử bạn quảng cáo 1 ngành tương đối hot như sim số đẹp chẳng hạn, bạn nghĩ sao khi mỗi sáng việc đầu tiên mà đối thủ của bạn làm không phải là đánh răng hay rửa mặt, mà là bật máy tính và tìm xem quảng cáo của bạn ở đâu để Click 1 cái đã, thậm chí họ có thể nhờ bạn bè mỗi người vào mỗi buổi sáng tìm bạn và mỗi người Click 1 cái, vì không trùng IP nên số click đó vẫn bị trừ tiền bình thường.

– Đánh răng xong, đối thủ lại lặp lại hành động đó lần nữa… Như vậy, chỉ trong vòng 15-30p người đó làm các công việc vệ sinh thân thể, bạn đã mất từ 1 đến vài bát phở bò rồi :D.

– Hệ thống Google có thể thông minh hơn, các tiến sĩ toán học của Google tóc có thể ngày càng HÓI hơn đi nữa thì đôi khi cũng phải bó tay trước đối thủ của bạn trong trường hợp hắn “quá tinh vi” và “quá đông”.

Vũ Khí Bí Mật Của SEONgon – Bát Phở Còn Nguyên
SEONgon đã kịp cập nhật phương pháp có thể hạn chế được sự lộng hành của “Click tặc”

Nó được biết đến với cái tên: Remaketing-Search, một cập nhật mới nhất của hệ thống Google AdWords.
Có thể nói nôm na là, sau khi đối thủ của bạn Click vào quảng cáo 1 lần, từ lần sau họ sẽ thấy Website bạn đứng ở vị trí rất thấp, đồng nghĩa với việc chi phí bạn phải trả cho Google rất thấp, ngân sách hàng ngày có thể tập trung tốt hơn cho các khách hàng mục tiêu…
Bạn có bị đối thủ chơi xấu không?

Nội dung bài viết xin dừng ở đây, ăn luôn không bát phở nguội mất…


--------------------------------------------
Tác giả: Mai Xuân Đạt - Seongon
Nguồn: http://seongon.com/2013/07/tuyet-chieu-cua-ke-khong-lo-seongon-bat-pho-con-nguyen/
[Continue reading...]

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Cài đặt và theo dõi Tỷ lệ chuyển đổi trong tài khoản Adwords

- 0 nhận xét
I. Cài đặt tỷ lệ chuyển đổi trong tài khoản Adwords

1. Trang chuyển đổi là gì ?
Trang chuyển đổi là trang mà người dùng đến sau khi mua hàng/đăng ký/thực hiện một hành động có giá trị. Chỉ cần tập trung vào điểm có giá trị bạn sẽ hiểu và tạo được một trang chuyển đổi.


Ví dụ về trang chuyển đổi:
  • Nếu bạn bán hàng: trang chuyển đổi là trang hiển thị đơn hàng/lời cảm ơn sau khi khách hàng đã mua hàng.
  • Nếu bạn cần khách điền mẫu đơn/đăng ký: trang chuyển đổi là trang sau sau khi khách hàng đã điền mẫu đơn hay đăng ký thành công.
Ví dụ không phải là trang chuyển đổi:
  • Nếu bạn bán hàng: trang chuyển đổi KHÔNG phải là trang thanh toán, vì tới thời điểm đó, chưa có gì đảm bảo khách hàng sẽ mua hàng của bạn.
  • Nếu bạn cần khách điền mẫu đơn/đăng ký: trang chuyển đổi KHÔNG phải là trang bạn thu thập thông tin, vì hoàn toàn khách hàng có thể đóng trang khi đang làm giữa chừng
Mẹo mở rộng về trang chuyển đổi: 
Vậy nếu không bán hàng, không cần khách điền thông tin, trang chuyển đổi sẽ có hình dạng thế nào ? Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy đo khoảng thời gian mà khách ở lại trên website, ví dụ 1 phút chẳng hạn. Để làm điều này hãy cài đặt theo cách 2, không thể cài đặt theo cách 1, và nhớ rằng dữ liệu của bạn không đảm bảo chính xác 100% .

2. Có bao nhiêu cách cài đặt ?
Có 2 cách cài đặt tỷ lệ chuyển đổi. Ưu và nhược điểm của 2 cách:
  • Cách 1: Nhúng mã adwords
- Cài đặt đơn giản, có thể hoàn thành chỉ trong 5p
- Tuy nhiên phải sửa mã nguồn Website, bạn cần hỗ trợ kỹ thuật từ người thiết kế Website để làm điều này.
- Dành cho: Website đơn giản, không có sẵn Google Analytics.
  • Cách 2: Sử dụng kèm Google Analytics
- Cài đặt phức tạp hơn, số lượng thông tin mà bạn thu thập được có thể sẽ nhiều hơn. Ví dụ: khách đã làm gì trước khi mua hàng, thời gian trung bình từ lúc khách xem đến lúc mua hàng là bao lâu.
- Phải sửa mã nguồn nếu bạn CHƯA có Google Analytic, nếu không bạn không cần phải sửa mã nguồn Website.
- Dành cho: Website phức tạp, đã có sẵn Google Analytics.
- Nhược điểm (ĐOÁN MÒ): Khi bạn dùng cách này bạn nên nhớ Google sẽ có đủ thông tin từ tài khoản Adwords, do đó nếu Website của bạn có tỷ lệ thoát lớn hay tỷ lệ chuyển đổi bé rất nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quảng cáo.
LƯU Ý RẰNG TÔI CHỈ ĐOÁN MÒ, KHÔNG CÓ BẰNG CHỨNG VIỆC NÀY LÀ ĐÚNG CŨNG NHƯ KHÔNG CÓ BẰNG CHỨNG RẰNG GOOGLE KHÔNG LÀM NHƯ VẬY.

Tùy thuộc vào loại website, bạn có thể sử dụng một trong hai cách trên.

3. Các bước cài đặt:

  • Cách 1: Cách "Nhúng mã của Adwords"

Bạn lần lượt làm theo các bước

- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Adwords và bật tự động gắn thẻ URL đích trong tùy chọn.
1a) Vào Tài khoản của tôi, chọn Tùy chọn
1b) Tìm mục Theo dõi, click Chỉnh sửa, chọn Tự động gắn thẻ… và Lưu thay đổi

Bước 2: Vào Công cụ và Phân tích > Chuyển đổi để thêm một chuyển đổi
2a) Chọn tab Công cụ và Phân tích, chọnChuyển đổi
2b) Click nút + Chuyển đối để thêm mới

- Bước 3: Tạo và cài đặt chuyển đổi, ở bước này bạn cần chú ý giá trị chuyển đổi tùy ý bạn, theo tôi đó nên là mức lời khi khách hàng đã mua sản phẩm đó, như vậy sau này dễ dàng để tính hiệu qủa quảng cáo hơn.
3a) Nhập tên chuyển đổi, loại là Trang web rồi bấm Lưu và tiếp tục
3b) Nhập dữ liệu, và chú ý chọn Chỉ báo theo dõi là Không thêm thông báo vào mã…
3c) Bạn chọn tôi thực hiện thay đổi, lấy mã để đặt vào trang chuyển đổi

Bước 4: Nhúng mã vào trang chuyển đổi, việc này có thể cần đến nhân viên kỹ thuật – người đã giúp bạn tạo website.

- Bước 5: Lúc này, chuyển đổi đã sẵn sàng, tuy nhiên cần google xác minh bạn mới có dữ liệu chuyển đổi. Nếu bạn không muốn chờ, hãy làm theo cách thứ 2, hoặc bỏ qua bước 2 để biết cách hiển thị các cột liên quan đến chuyển đổi.
  • Cách 2: Sử dụng "Google Analytics"
Cách thứ 2 là sử dụng dữ liệu của Google Analytics để tạo dữ liệu chuyển đổi trong Adwords, cách 2 này chia làm 3 bước lớn:

- Bước 1: Thiết lập mục tiêu cho Google Analytics
Bạn đăng nhập vào tài khoản Google Analytics, chọn tài khoản đang quản lý trang chuyển đổi, chọn "Quản trị", lúc này bạn sẽ tới trang quản trị gồm 3 cột: Tài khoản, Thuộc tính, Chế Độ Xem, chọn phần Mục tiêu ở cột Chế Độ Xem, Google analytic đưa bạn tới trang mục tiêu, bạn chọn "Tạo mục tiêu”
Đích đối với trang bán hàng, hoặc là thời lượng tùy vào website của bạn, sau đó click Bước tiếp theo.

  1. Bạn chọn bằng khi trang chuyển đổi có Url không đổi và phải nhập đầy đủ Url của trang chuyển đổi.
  2. Bạn chọn bắt đầu bằng khi trang chuyển đổi có Url thay đổi liên tục, ví dụ với trang dongtay.vn có trang chuyển đổi dạng: http://dongtay.vn/don-dat-hang/[ma-so]/[link-tum-lum-dung-co-tim-hieu], tôi không thể đặt Đích là bằng bởi vì trang chuyển đổi sẽ khác nhau tùy vào đơn hàng, nên tôi sử dụng bắt đầu bằng và giá trị url là: /don-dat-hang
  3. Sau đó, bạn đặt giá trị tùy chọn, như cách 1, ở đây bạn nên đặt mức lời mà sản phẩm/dịch vụ đó mang lại để dễ tính toán. Bạn có thể thêm Kênh tùy chọn (đọc hướng dẫn của google để hiểu rõ hơn)
  4. Sau đó click nút tạo mục tiêu, như vậy Google Analytics đã sẵn sàng và thống kê mục tiêu của bạn.

- Bước 2: Kết nối tài khoản Google Analytics với Google Adwords

Quay trở lại phần quản trị của Google Analytic, trong cột Tài khoản bạn chọn mục "Liên kết adwords", sau đó chọn + Liên kết mới
Lúc này analytics đưa bạn tới trang tạo liên kết Adwords mới, bạn chọn tài khoản Adwords tương ứng rồi chọn bước tiếp theo, sau đó click vào chế độ xem và chọn thuộc tính Analytic bạn muốn liên kết, sau đó click vào Liên kết tài khoản.

Chuyển qua adwords, bạn vào trình đơn "Tài khoản của tôi", chọn Tài khoản được liên kết, chọn Google Analytics, duyệt qua chế độ xem, và thêm chế độ xem Analytics bạn muốn liên kết, sau đó bấm Lưu

Như vậy bạn đã liên kết Google Analytics và Adwords, hãy đảm bảo mục Theo dõi > Tự động gắn thẻ trong Tùy chọn của Adwords đã được chọn (xem cách 1 – bước 2). Tiếp theo, hãy đi uống 1 cốc cafe hoặc tìm một cuốn sách hay trong lúc chờ khoảng 30′ đến 1 ngày để Google cập nhật dữ liệu, sau đó mới có thể tiếp tục làm bước cuối cùng.

- Bước 3: Bước cuối cùng, chọn theo dõi chuyển đổi ở Adwords từ Analytics

Ở adwords chọn Công cụ và Phân tích > Chuyển đổi, sau đó bạn ĐỪNG + Chiến dịch như cách 1, thay vào đó chọn Nhập từ Google Adwords  
Sau đó, Adwords đưa ra một danh sách các mục tiêu của Analytics, bạn chỉ cần chọn mục tiêu, chọn Mục đích theo dõi rồi bấm Nhập, như vậy bạn đã cài đặt xong rồi.

Nguồn: Đông Tây IT
[Continue reading...]

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Áp dụng Pareto để phân tích và chọn danh sách từ khóa

- 0 nhận xét
Đối tượng áp dụng: Nhà quảng cáo có ngân sách hạn chế; Nhà quảng cáo thực hành AdWords trên 50 giờ.

Chúng ta nghĩ tới quảng cáo là nghĩ tới ngay các từ khóa mà mình muốn quảng cáo. 
Tuy nhiên đó chỉ là bước đầu tiên của phân tích và lựa chọn từ khóa: lập danh sách từ khóa từ kinh nghiệm về lĩnh vực của doanh nghiệp.

Trong post này, SEONgon sẽ chia sẻ một trong những phương pháp lập danh sách từ khóa hiệu quả.

ÁP DỤNG PARETO ( Nguyên lý 20-80 ) để lựa chọn từ khóa.

Traffic, AdWords & Pareto
Thông thường nhà quảng cáo Việt Nam khi tham gia quảng cáo Google ( đi thuê hoặc tự làm ) thường hay nghĩ tới ngay list từ khóa cần làm trong đầu: thám tử, điện thoại iphone , vận chuyển nhà

Tuy nhiên các từ mà nhà quảng cáo nghĩ ra lại là những từ khóa ngắn ( Short Tail ) chỉ chiếm 20% trong khi truy vấn tìm kiếm lại có tới 80% là từ khóa dài ( Long Tail: thám tử giá rẻ, điện thoại iphone 3gs 16GB, vận chuyển nhà tận nơi... )
Hãy xem 2 biểu đồ sau:

Hình 1: cho thấy 80% traffic của thế giới là Long Tail trong khi 10.000 keywords hot nhất chỉ chiếm 20% truy cập.


Hình 2: 20% lượng truy cập từ các Short Tail lại có mức cạnh tranh cao ( nhiều người quan tâm, chi phí cao, công sức và thời gian đầu tư tốn kém )


Như vậy chúng ta đang đi ngược khi đầu tư tiền chủ yếu vào từ khóa ngắn với độ cạnh tranh cao, CPC cao, trong khi đó khách hàng lại có xu hướng sử dụng từ khóa dài để tìm kiếm. Vậy hãy thử đổi lại danh sách từ khóa của bạn, chọn lấy 80% traffic có độ cạnh tranh thấp để làm Google AdWords. 
Bài toán đơn giản:
Phương án 1: 5 từ khóa ngắn, top trung bình 3m cpc trung bình 10.000, ngân sách 500.000/ngày => 50 click => 5 đơn hàng ( Khách tìm từ khóa ngắn là chưa định hình rõ nhu cầu , tỉ lệ chuyển đổi thấp )
Phương án 2: 20 từ khóa dài, top trung bình 1.5 ( ít cạnh tranh ) cpc trung bình 5000, ngân sách 500.000/ngày => 100 click ( Khách tìm từ khóa dài là có nhu cầu cụ thể, khả năng chuyển đổi cao ).
Bạn chọn phương án 1 hay 2? 
Phương pháp lập danh sách

Bước 1: Lập danh sách từ khóa ngắn theo tư duy ngành nghề của bản thân.
Bước 2: Sử dụng từ khóa ngắn, dùng Google KeyWord Tools để lấy ra các gợi ý về từ khóa dài.
Bước 3: Tải dữ liệu về file excel
Bước 4: Lựa chọn ra 80% danh sách từ khóa thu về nhiều click mục tiêu nhất trong phạm vi ngân sách của bạn, tránh các từ khóa nằm trong nhóm 20% cạnh tranh nhất.
Bước 5: Theo dõi và điều chỉnh danh sách từ khóa

Phương pháp trên giúp nhà quảng cáo thu được nhiều click nhất trong phạm vi ngân sách giới hạn của mình và tăng tỉ lệ chuyển đổi, từ đó tăng ROI ( Tỉ lệ hoàn vốn trên suất đầu tư ).

Chúc các bạn áp dụng thành công.

---------------------------------------------------------------------------------
Mai Xuân Đạt 
SEONgon - Trích từ bài giảng tại CLB SEO VIETNAM.
Nguồn: https://productforums.google.com/forum/#!topic/adwords-vi/CA3K0qbbgzE
[Continue reading...]

Những bước cần phải làm khi triển khai 1 chiến dịch Google Adwords

- 0 nhận xét
Sau khi chạy nhiều chiến dịch Google Adwords, mình nhận thấy rằng nếu chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc trí nhớ thì sẽ không thể nào bài bản được, mà nếu không cẩn thận sẽ mắc nhiều lỗi cơ bản. Vậy nên cần phải có 1 khung vạch sẵn ra và ta sẽ bám theo cái khung đó mà thực hiện từ đầu đến cuối


Bài viết dưới đây được tham khảo từ SeoNgon - 1 Trung tâm đào tạo Adwords uy tín
=> http://kythuatadwords.com

Những bước cần phải làm khi triển khai 1 chiến dịch Google Adwords được chia làm 4 giai đoạn cơ bản

A. Chuẩn bị ban đầu
  1. Chuẩn bị Mã Tag, Re, Conversion
  2. Cài mã tag, Re, Conversion
  3. Check mã hoạt động
B. Setup
  1. Nhận bản thông tin khách hàng từ kinh doanh
  2. Nghiên cứu chủ đề từ khóa
  3. Tìm từ khóa
  4. Chia case
  5. List từ khóa phủ định ban đầu
  6. Tạo mẫu quảng cáo
  7. Gửi mẫu quảng cáo duyệt
  8. Setup tiện ích liên kết
  9. Setup tiện ích cuộc gọi
  10. Setup tiện ích chú dẫn
  11. Setup tiện ích vị trí
  12. Phân bổ ngân sách theo sản phẩm/ dịch vụ
  13. Setup Bộ lọc Key ( 6 quy tắc thường dùng )
  14. Setup bộ lọc Mẫu ( 3 quy tắc thường dùng )
  15. Setup Quy tắc tự động từ khóa ( 6 quy tắc thường dùng )
  16. Setup mã Scripts ( dừng ngân sách, điểm chất lượng 14 ngày )
  17. Setup Scrips đo hiệu quả Mẫu Quảng Cáo
  18. Setup báo cáo theo yêu cầu
  19. Nối Analytics/ bật cột analytics
  20. Setup danh sách tiếp thị lại / kiểm tra link website
  21. Tạo báo cáo truy vấn tìm kiếm ( chọn ngày làm phủ định )
  22. Kiểm tra khả năng hiển thị mobile của web
  23. Tạo danh sách Remarketing trong Analytics
  24. Test banner flash hoạt động
C. Quản trị tài khoản
  1. Q1 - 7 ngày đầu -      ( Tổng ngày thứ 7 )
  2. Check thứ hạng quảng cáo -         Hàng ngày
  3. Check CTR từ khóa -        Hàng ngày
  4. Check khả năng sử dụng ngân sách -         Hàng ngày
  5. Check hiệu suất tiện ích mở rộng      -        Hàng ngày
  6. Check hiệu suất mẫu quảng cáo     -           Hàng ngày

  1. Q2 - Ngày thứ 8 - ngày thứ 14   -         ( Tổng ngày thứ 14 )
  2. Check truy vấn tìm kiếm               -                  Ngày thứ 7 , ngày thứ 14
  3. Phân bổ/ loại bỏ truy vấn tìm kiếm            -         Ngày thứ 7 , ngày thứ 14
  4. Check CTR từ khóa -          Hàng ngày, Ngày thứ 7, ngày thứ 14
  5. Tạm dừng, điều chỉnh các từ khóa không hiệu quả -        Ngày thứ 7, ngày thứ 14
  6. Check khung giờ hiển thị -        Ngày thứ 7, ngày thứ 14
  7. Lập lịch quảng cáo theo khung giờ               -             Sau khi check
  8. Check khu vực địa lý     -           Ngày thứ 7, ngày thứ 14
  9. Lập chế độ ưu tiên khu vực theo địa lý           -           Sau khi check
  10. Check số liệu thiết bị -          Ngày thứ 7, ngày thứ 14
  11. Thiết lập chế độ ưu tiên cho thiết bị      -         Sau khi check
  12. Check hiệu suất tiện ích theo thiết bị          -          Ngày thứ 7, ngày thứ 14
  13. Lập chế độ ưu tiên cho tiện ích theo thiết bị          -          Sau khi check
  14. Check CTR Mẫu Quảng Cáo        -            Ngày thứ 7, ngày thứ 14
  15. Bổ sung/ thay thế mẫu quảng cáo theo dữ liệu truy vấn tìm kiếm            -         Sau khi check

  1. Q3 - Ngày thứ 15 - Ngày thứ 22          -          ( Tổng ngày thứ 22 )
  2. Check Tỉ lệ mất hiển thị do xếp hạng     -              Ngày thứ 15, ngày thứ 22
  3. Check biến động điểm chất lượng      -           Ngày thứ 15
  4. Off Key hiệu suất thấp       -           Sau khi check
  5. Điều chỉnh mẫu quảng cáo cải thiện ĐCL ban đầu hoặc CTR     -           Sau khi check
  6. Tăng hiệu suất key ĐCL tốt, thứ hạng thấp          -              Sau khi check
  7. Tăng/ giảm giá bids    -            Sau khi check, hàng ngày
  8. Tìm thông điệp chủ đạo cuốn hút người dùng -            Ngày thứ 15, ngày thứ 22
  9. Check Hiệu suất Khung giờ mới          -            Ngày thứ 22
  10. Điều chỉnh chế độ ưu tiên khung giờ      -             Sau khi check
  11. Check Hiệu suất tiện ích mới             -         Ngày thứ 22
  12. Điều chính chế độ ưu tiên          -               Sau khi check
  13. Check hiệu suất địa lý mới            -             Ngày thứ 22
  14. Điều chỉnh chế độ ưu tiên theo địa lý          -               Sau khi check
  15. Check Tỉ lệ mất hiển thị do ngân sách           -                Ngày thứ 15, ngày thứ 22
  16. Phân bổ ngân sách theo tỉ lệ mất do ngân sách -            Sau khi check
  17. Phân loại key theo traffic/ khả năng tiêu ngân sách = nhãn       -            Sau khi check

  1. Q4 - Ngày thứ 23 - Ngày thứ 29          -             ( Tổng ngày thứ 29 )
  2. Check CTR từ khóa 7 ngày trước/ so sánh cùng kỳ trước đó         -         Ngày thứ 23
  3. Điều chỉnh nếu cần              -               Sau khi check
  4. Check CTR chiến dịch 7 ngày trước/ so sánh cùng kỳ trước đó      -                Ngày thứ 24
  5. Check CTR Mẫu Quảng Cáo/ so sánh cùng kỳ trước đó             -            Ngày thứ 24
  6. Check CTR tiện ích 14 ngày trước/ so sánh cùng kỳ trước đó     -            Ngày thứ 24
  7. Check Thứ hạng quảng cáo 7 ngày trước/ so sánh cùng kỳ trước đó     -           Ngày thứ 24
  8. Check truy vấn tìm kiếm 14 ngày                   -                    Ngày 28

  1. Q5 - Ngày thứ 30                  -               ( Tổng tháng vừa qua )

D. Tổng kết số liệu
  1. Tổng kết số liệu tháng vừa qua
  2. Đánh giá hiệu quả/ đưa phương án đề xuất
  3. Thay đổi, điều chỉnh nếu cần
  4. Kiểm tra các key tiêu tốn ngân sách theo lý thuyết Pareto (Xem thêm tại đây)
  5. Ngày thứ 31 trở đi
  6. Lặp lại quy trình Q2 => Q4
------------------------------------------------------
 Có tham khảo tại Itrain.vn - Seongon
Nguồn: http://kythuatadwords.com/


[Continue reading...]

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Digital Marketing là gì ?

- 0 nhận xét
Hiện nay bạn sẽ thường nghe những từ ngữ như Digital Marketing, Internet Marketing hay Online Marketing trôi nổi khắp nơi trên mạng và có rất nhiều người sử dụng các từ này như các từ đồng nghĩa và có thể thay thế cho nhau được. Nhưng trên thực tế thì Digital Marketing là một cụm từ mang ý nghĩa bao hàm hơn và Online Marketing (hay Internet Marketing) chỉ là một phần của Digital Marketing. Vậy chính xác thì Digital Marketing là gì? Xin được trích dẫn định nghĩa từ Wikipedia:

Digital marketing is marketing that makes use of electronic devices (computers) such as personal computers, smartphones, cellphones, tablets and game consoles to engage with stakeholders. Digital marketing applies technologies or platforms such as websites, e-mail, apps (classic and mobile) and social networks. – Wikipedia

Tạm dịch: “Digital Marketing là phương pháp quảng cáo sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính cả nhân, điện thoại thông minh, điện thoại di động, máy tính bảng và thiết bị chơi game để tương tác với người dùng. Digital Marketing sử dụng những công nghệ hoặc các nền tảng như websites, email, ứng dụng (cơ bản và trên di động) và các mạng xã hội.”
Chúng ta đang nói về định nghĩa và tùy theo mỗi người sẽ có những định nghĩa và cách hiểu khác nhau về Digital Marketing là gì. Nhưng đối với tôi thì Digital Marketing được chia làm 2 phần rất riêng biệt và rõ ràng đó là Online Marketing (hay Internet Marketing) và Digital Advertising:




Như bạn có thể thấy trên graphic bên trên thì Online Marketing / Internet Marketing bao gồm các kênh quảng cáo liên quan tới việc đòi hỏi phải online hay nói cách khác là có kết nối mạng internet, trong khi đó thì Digital Advertising thì lại chủ yếu là một số biện pháp quảng cáo mà trong đó bạn không cần kết nối mạng.

SEO – SEM: quảng cáo trên các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo và Bing (SEM) và tối ưu hóa website để đạt thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm tự nhiên của các bộ máy tìm kiếm (SEM).

Mobile Marketing: quảng cáo thông qua các thiết bị di động trong đó có thể bao gồm việc tối ưu hóa trang web để hiển thị tốt hơn, quảng cáo push và banner trong các ứng dụng hay trò chơi để khuyến khích người dùng cài đặt ứng dụng.

Email Marketing: quảng cáo bằng hình thức gửi email tới các khách hàng có trong danh sách hoặc cơ sở dữ liệu và giới thiệu với họ về dịch vụ, sản phẩm hay cập nhật tin tức.

Content Marketing: phương pháp quảng cáo bằng cách tạo ra hoặc đăng tải những nội dung có khả năng tạo tương tác tốt với người dùng và qua đó gia tăng traffic, pageviews hay tạo ra lợi nhuận.

Social Marketing: quảng cáo và truyền tải các thông điệp tới người dùng thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn và để gia tăng sự nhận biết thương hiệu.

Display: quảng cáo thông qua các dịch vụ cung cấp (publishers, ad networks, ad exchange, DSP) với hình thức hiển thị banner trên các website trong hệ thống của nhà cung cấp. Có thể tính theo CPM – CPC hoặc CPA tùy theo gói của nhà cung cấp.

SMS: quảng cáo thông qua tin nhắn SMS trên điện thoại.

TV / Radio: quảng cáo trên các kênh truyền hình và đài phát thanh.

LCD / Banner (bảng hiệu): quảng cáo thông qua các màn hình hiển thị LCD (thấy tại các tòa nhà) hoặc bảng hiệu điện tử tại các nơi công cộng.

Dưới đây là 3 sự khác biệt cơ bản của 2 kênh online marketing và digital advertising:


Sự khác biệt đến từ 3 góc độ:

1. Đo lường:
Online marketing thì có khả năng đo lường một cách dễ dàng và hiệu quả hơn với sự hỗ trợ của các công cụ đo lường (Google Analytics chẳng hạn). Bạn có thể biết chính xác có bao nhiêu click đến từ kênh nào, thời gian khách hàng trên website bao lâu, họ đi khỏi website ở trang nào và họ có mua hàng hay không. Chú ý là tôi chỉ nói là online marketing thì đo lường dễ dàng hơn thôi chứ không nói là đo lường chính xác hơn
Với các kênh digital advertising thì không dễ dàng như vậy vì chúng không phụ thuộc vào website hay mạng internet và do vậy khó đo lường hơn (tương tự như các kênh outdoor và truyền thống vậy). Bạn không thể nào biết được có bao nhiêu người đọc tin nhắn của bạn khi bạn gửi SMS và có bao nhiêu người trong đó thực hiện việc mua hàng sau đó.

2. Phương thức hoạt động:
Các kênh online marketing thì phụ thuộc vào mạng internet (đương nhiên rồi). Không có internet thì không có online marketing, vậy thôi.
Các kênh digital advertising thì không phụ thuộc mạng internet mà phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng viễn thông (sóng truyền hình, sóng radio, sóng điện thoại, v.v…) và do đó có internet hay không thì chúng vẫn hoạt động.

3. Mục đích sử dụng:
Có 2 mục đích chính khi làm quảng cáo 1 là để tăng cường chuyển đổi (converison – bán hàng, đăng ký, etc.), 2 là để tăng nhận diện thương hiệu (brand awareness).
  • Online marketing có thế mạnh là giúp tăng cường chuyển đổi. 
  • Digital advertising có thế mạnh là giúp tăng cường nhận diện thương hiệu. 
Chú ý là nói thế thì không có nghĩa là các kênh online marketing sẽ không có khả năng tăng nhận diện thương hiệu hay các ngược lại các kênh digital advertising thì không thể tăng chuyển đổi. Và lại càng không có nghĩa là nhận diện thương hiệu thì không giúp bán được nhiều hàng hơn hay ngược lại. Cái mình muốn nói ở đây là mỗi kênh có một thế mạnh đặc trưng và tùy theo mục đích mà người làm quảng cáo cần sử dụng cho đúng.

Nhưng hiện nay ranh giới giữa các từ này cũng đang bị mờ dần đi với sự phát triển của công nghệ và mạng internet. Điện thoại dần dần đã trở thành những chiếc máy tính bỏ túi, tivi cũng có thể kết nối internet và truy cập mạng, có thể dò sóng radio. Ai ai cũng có thể kết nối vào internet tại bất cứ nơi nào với sự phổ biến của 3G, wifi. Lúc này thì quảng cáo qua SMS và Push Message đối với người dùng có gì khác nhau? Nếu tivi kết nối mạng và nhận được email quảng cáo thì nó là email marketing hay là quảng cáo qua TV? Có nhiều điều có thể bàn cãi, tuy nhiên có thể thấy rằng ranh giới giữa 2 loại thành phần trong Digital Marketing thật ra không hoàn toàn cách biệt.

Một câu hỏi nữa được đặt ra lúc này là nếu như vậy thì chúng ta cần sử dụng từ ngữ nào để chuẩn xác hơn? Chẳng hạn như Online Marketing và Internet Marketing, từ nào được chấp nhận hơn? Để hiểu rõ về điều này hơn, chúng ta có thể xem qua biểu đồ đến từ Google Trends cho ta thấy sự phổ biến của các từ khóa này từ thời điểm năm 2004 tới nay:


Chúng ta có thể thấy từ khóa Digital Marketing ngày càng trở nên thịnh hành và được sử dụng nhiều hơn, cho ta thấy rằng xu hướng chung về việc kết hợp quảng cáo từ các kênh khác nhau nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Từ khóa online marketing thì vẫn được sử dụng phổ biến và có một sự nhảy vọt trong nằm 2013 cho ta thấy sự quan tâm về chủ đề này ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Từ khóa Internet Marketing thì đang dần giảm sút về mức độ phổ biến so với 2 từ kia, có lẽ vì từ “online” nó xác nghĩa hơn từ “internet” khi đi cùng với “marketing”. Đây là lý do tôi quyết định dùng “Online Marketing” làm tên thư mục chứ không phải là Internet Marketing.

-------------------------------------------------------------
Tác giả: Bùi Quang Tinh Tú - Conversion.vn
Nguồn: http://conversion.vn/khac-biet-giua-digital-internet-online-marketing/
[Continue reading...]
 
Copyright © . .LongNguyen - Digital Marketing - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger